Bảng kiểm để kết thúc sự chuyên chế
Trong thế giới ngày nay, những xung đột chết chóc nhất không xảy ra giữa các quốc gia mà thường là trong các quốc gia, giữa những kẻ chuyên chế với dân chúng bị áp bức. Có một niềm tin phổ biến rằng những nhóm dân này có hai lựa chọn: hoặc chấp nhận sự chuyên chế với hy vọng nó sẽ chuyển thành cái gì đó nhẹ nhàng hơn, hoặc phát động một cuộc nổi dậy bạo lực để giành lấy tự do. Quan niệm hạn hẹp này bị bác bỏ trước thực tế là các chiến dịch phản kháng dân sự (đôi khi được gọi là các phong trào “quyền lực của người dân” hay xung đột phi bạo lực) xảy ra thường xuyên hơn rất nhiều so với nhận biết thông thường. Bắt đầu từ năm 1900, trung bình mỗi năm có một chiến dịch phản kháng dân sự lớn thách thức ngườicầm quyền. Các phong trào công dân này có sức quyết định ngày càng lớn tới thành quả của những xung đột địa chính trị và chuyển dịch dân chủ đáng kể nhất kể từ năm 1972. Dù vậy, những nhà hoạch định chính sách, học giả, nhà báo và những người quan sát chú tâm đã luôn xem nhẹ năng lực của người dân bình thường trong việc làm suy yếu sự chuyên chế, cũng như giành được quyền mà không cần đến bạo lực.
Editors: Mathew Burrows and Maria J. Stephan
The Atlantic Council, Washington, DC — 2015
Dịch: Thanh Xuân, February 2020
biên tập viên: Hạ Du